Chống hăm tã cho bé yêu đúng cách

Tìm hiểu kỹ cách chăm sóc và lựa chọn những sản phẩm an toàn cho bé là cách đặc biệt thể hiện lòng yêu con.

“Sao con để cháu hăm đỏ lên thế này. Có phấn rôm không, mang ra đây cho mẹ”. Lần nào ghé thăm cháu nội, mẹ chồng chị Hạ Xuyên, TP.HCM, cũng trách con dâu không biết chăm con. Thế rồi, vì nhà không có sẵn, bà chạy ra tiệm tạp hóa gần đó, mua một chai bột phấn rôm to đùng, không nhãn mác dốc vào phần hăm tã của cháu, rồi dặn: “Mỗi ngày con thoa phấn rôm cho cháu ba lần. Đấy, da thằng bé mịn, khô ráo, thơm tho chưa?”.

Không chỉ mẹ chồng của chị Xuyên dùng phấn rôm để chống hăm tã cho bé, kết quả một cuộc khảo sát thực hiện tại Yingnews cho thấy 12,2% các mẹ chống hăm tã cho con bằng cách thoa phấn rôm như trên. Vậy phương pháp đó có thực sự hiệu quả?

Hại nhiều hơn lợi

Từ lâu, nhiều người truyền nhau việc thoa phấn rôm vào chỗ hăm sẽ giúp trị hăm tã. Thực tế, theo các bác sỹ, phấn rôm đem lại cảm giác thơm mát, nhưng nếu dùng không cẩn thận có thể gây hại cho sức khỏe của bé.

Khi thoa vào da bé, gặp mồ hôi, ẩm ướt, nếu dùng quá nhiều, bột phấn sẽ vón cục. Ngoài ra, phấn rôm thường chứa các chất tạo mùi có thể gây kích ứng làn da mỏng manh và hệ hô hấp của bé.

Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ cũng khuyến cáo, thành phần chính của phấn rôm là bộ talc. Nếu hít phải nhiều bột talc, bé sẽ bị khô niêm mạc, khó thở, tổn thương phổi. Các nghiên cứu đã kết luận, bột talc dẫn đến khó thở, thở khò khè, tắc nghẽn đường hô hấp ở trẻ sơ sinh. Người tiếp xúc nhiều phấn bột còn có nguy cơ bị ung thư phổi và buồng trứng.

Chống hăm tã đúng cách

Tình trạng hăm tã có thể can thiệp bằng nhiều cách an toàn khác:

  • Vệ sinh vùng hăm tã hàng ngày: Kiểm tra và thay tã thường xuyên cho bé, tránh để tã quá ướt hoặc quá bẩn. Khi thay tã, bạn rửa sạch vùng bẹn bằng nước và vỗ nhẹ cho khô, tránh cọ xát da bé, nên hạn chế các sản phẩm giấy ướt có chứa cồn và hương thơm. Khi bé vui chơi, bạn cho bé mặc quần để thông thoáng và không mặc tã.
  • Thay đổi thực phẩm: Khi bé bị hăm tã, bạn không nên cho bé dùng các thực phẩm có tính axit như nước trái cây họ cam, mận, đào, nho, lúa mì và các loại đậu vì có thể khiến tình trạng nặng hơn.
  • Tạo lớp màng bảo vệ làn da của bé: Nguyên nhân chủ yếu gây hăm tã là do làn da mỏng manh của bé thiếu lớp màng bảo vệ khỏi các tác nhân kích ứng. Các nghiên cứu khoa học khuyến cáo, thuốc mỡ rất hữu hiệu trong việc tạo ra lớp màng bảo vệ, ngăn cản các enzyme gây tổn thương làn da mỏng manh của bé.

 

be-thoai-mai-choi-dua
Bé sẽ thoải mái chơi đùa nếu cơ thể sạch sẽ, thơm tho và mạnh khỏe.

Tiêu chuẩn chọn thuốc mỡ chống hăm tã hiệu quả và an toàn cho bé:

  • Có dạng bào chế nước trong dầu.
  • Các sản phẩm có chứa Dexpanthenol (tiền vittamin B5) giúp làm lành vết thương nhanh chóng.
  • Sản phẩm có chứa Lanolin (chiết xuất từ mỡ cừu) có chức năng dưỡng ẩm, tạo “hàng rào bảo vệ” không cho da bé tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng mà vẫn giúp da thở tự nhiên.
  • Không chứa các chất tạo màu, tạo mùi và chất bảo quản có thể gây kích ứng cho da bé mà lại không có tác dụng trong việc chữa trị hăm tã.
  • Dễ sử dụng, dễ bôi rửa, không gây trầy xước da bé.

Sản phẩm chống hăm tã an toàn cho bé

Kem chống hăm tã Desitin được sản xuất tại Canada với công nghệ hiện đại, được bày bán trong thị trường nội địa Mỹ nên độ an toàn được đảm bảo. Sử dụng kem chống hăm tã Desitin, mẹ yên tâm khi bé luôn được đảm bảo có một làn da mịn màng, không ngứa rát khó chịu.

kem-chong-ham-desitin-my

Đặc điểm nổi bật của sản phẩm:

– Thương hiệu kem chống hăm số 1 tại Mỹ, được thử nghiệm bởi bác sĩ da liễu và bác sĩ nhi khoa.

– Đảm bảo theo tiêu chuẩn kiểm nghiệm khắt khe tại Mỹ, không chứa các chất parabens, phthalates gây hại cho bé.

– Thành phần chính với kẽm oxit 40%, ngoài ra còn có tinh chất nha đam, vitamin E tốt cho da bé.

– Có ba loại cho mẹ lựa chọn là Desitin Rapid Relief cứu trợ nhanh chóng (màu xanh lam), Desitin Maximum Strength sức mạnh tối đa (màu tím), Desitin Multi Purpose (màu vàng) chống hăm và dưỡng da với vitamin A và D.

Hướng dẫn sử dụng: Trước khi thoa kem, cần lau rửa sạch sẽ vùng đóng tã của bé. Nên thay tã cho bé thường xuyên, lau sạch vùng quấn tã, chờ khô, bôi một lớp mỏng kem chống hăm tã Desitin cho mỗi lần thay tã cho bé, đặc biệt là khi bé ngủ hoặc bất cứ lúc nào phải quấn tã cho bé trong thời gian dài.