Sự tích Bồ Tát Quán Thế Âm

Kính nguyện cùng phát tâm Bồ Tát từ bi, học hỏi Bồ Tát Quán Thế Âm hay còn gọi là Bồ Tát Quan Âm, lắng nghe những điều khổ trong thế gian đồng thời hóa độ chúng sinh cùng thành Phật đạo.

su-tich-bo-tat-quan-the-am

Nhân duyên tiền kiếp Bồ Tát Quán Thế Âm

Trong kinh Bi Hoa, giảng: Bồ Tát Quán Thế Âm tiền kiếp là thái tử Bất Huyền, con trưởng trong một nghìn người con của Chuyển luân vương Vô Tránh Niệm, người sau này là Phật A Di Đà.

Lúc đó ngài phát nguyện lớn trước Phật Bảo Tạng rằng: Con muốn giải cứu tất cả chúng sinh khỏi khổ nạn. Nếu có chúng sinh nào phải chịu muôn vàn khổ não và sợ hãi. Nếu có thể xưng niệm danh hiệu của con, được thiên nhãn của con nhìn thấy và thiên nhĩ của con nghe thấy thì ngay lập tức có thể được diệt trừ tất cả khổ não và sợ hãi.

Nếu không thể khiến cho chúng sinh lìa khỏi các khổ não và sợ hãi thì con thề không thành Phật, do bởi sức mạnh của nguyện lực lớn như vậy trong nhân đời trước cho nên Phật Bảo Tạng liền thọ ký cho thái tử: đặt tên là Quán Thế Âm.

Nhĩ căn viên thông trong kinh Lăng Nghiêm

Bồ Tát Quán Thế Âm trong nhiều kiếp quá khứ xa xôi, ban đầu thân cận vị phật gọi là phật Quán Thế Âm. Bởi vì chỗ tu hành của Bồ Tát từ quá khứ là dùng căn tai để phản nghe tự tánh, chứng đắc nhĩ căn viên thông. Do vậy Phật bèn đặt một cái tên cho ngài là Bồ Tát Quán Thế Âm.

Viên thông tức là có thể đối với tất cả các pháp viên dung không đạt không ngại, 6 căn có thể cùng lúc dùng tương hỗ cho nhau, lấy nhãn căn làm nhĩ căn để dùng , lấy nhĩ căn làm nhãn căn để dùng, không có bất cứ một sự chướng ngại nào.

Trong kinh Đại Bi Bà La Ni nói, Bồ Tát Quán Thế Âm vốn là chúng sanh cõi Ta-bà phát tâm tu hành ở thế giới này, hành đạo Bồ Tát mà thành Phật hiệu là Chánh Pháp Minh Như Lai.

Ngài là vị cổ Phật tái lai, hiện nay thị hiện là Bồ Tát Quán Thế Âm, ở thế giới cực lạc với Phật A Di Đà giáo hóa chúng sinh, có duyên với thế giới Ta-bà nhất, đồng thời Bồ Tát dùng thân pháp giới còn gọi là pháp thân, thân pháp tánh thân, thân tự tánh, thân như như , v.v… là một loại thân trong 3 thân của Phật, pháp thân, báo thân, ứng hóa thân.

Thân pháp giới của Phật thường trụ đầy khắp hư không, pháp giới tự tại vô ngại không sinh không diệt là thực thể thanh tịnh là thực tánh bình đẳng của tất cả các pháp. Không chỗ nào không có, tuy là ở thế giới cực lạc nhưng cũng thường hóa độ chúng sinh ở cõi Ta-bà, 10 phương thế giới chẳng đâu là không có ngài, đây chính là trăm ngàn triệu hóa thân.

Bồ Tát Quán Thế Âm sau khi nghe nói đến kinh Chú Đại Bi từ Phật Thiên Quang Vương Tịnh liền từ Bồ Tát sơ địa (còn gọi là Bồ Tát Hoan Hỷ địa) là hằng Bồ Tát rất hoan hỉ trên đường giác ngộ, đây là Bồ Tát đã phát tâm bồ đề và thề nguyện cứu độ tất cả chúng sinh thoát khỏi luân hồi không còn nghĩ tới mình, bố thí không cầu phúc và chứng được tính vô ngã của tất cả các pháp.

Từ Bồ Tát sơ địa được nâng thành Bồ Tát bát địa, còn gọi là Bồ Tát Bất Động địa, là hằng Bồ Tát không còn bất kỳ cảnh ngộ nào làm dao động được, công phu tu tập được thực hiện 1 cách vô ngại theo kinh giải thâm mật thì những phiền não nhỏ bé nhất cũng bị diệt trừ ở đây.

Bèn phát lời thề nguyện rằng: Nếu con thực có thể lợi ích an lạc tất cả chúng sinh như nguyện, vậy thì ngay lập tức hãy khiến cho thân thể con mọc ra đầy đủ ngàn tay ngàn mắt. Vừa phát lời thề xong thân thể của ngài quả nhiên mọc ra ngàn tay ngàn mắt khiến các đức phật trong 10 phương đều phóng ra hào quang chiếu vào thân của ngài và chiếu khắp 10 phương thế giới.

Nơi thị hiện của Bồ Tát Quán Thế Âm là núi Phổ Đà như chúng ta thường nói vốn gọi là Phổ-Đà-Lạt-Dà. Nằm ở phía Nam của Ấn Độ.

Hiện nay, núi Phổ Đà nằm trong quần đảo Chu Sơn thuộc tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Là đạo tràng hóa độ chúng sinh của Bồ Tát Quán Thế Âm.

Xem thêm: Sự linh ứng của Chú Đại Bi